Quy trình tính giá thành

Ngày đăng: 02/07/2024

1. Mục đích


  • Để một giá thành hợp vẫn thu được lợi nhuận cao nhất cho Doanh nghiệp thì kế toán phải trải qua các bước trong quy trình tính giá thành  
  • Quy trình tính giá thành quy trình tập hp các chi phí phát sinh kể từ khi nguyên vật liệu bắt đầu được đưa vào sản xuất cho đến lúc thành phẩm tạo thành để nhập kho được ghi nhận một cách chính xác vào hệ thống kế toán. 

2. Cách thực hiện

    • Bước 1: Tập hợp các chi phí sản xuất ra sản phẩm (TK 621; 622; 627) vào từng đối tượng tập hợp chi phí theo 3 Khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT), Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT), Chi phí sản xuất chung (CP SXC). 

      • Bước 2: Phân bổ chi phí dùng chung cho các sản phẩm thành những chi phí dùng riêng. Cho các loại sản phẩm bằng 1 tiêu thức hợp để tính ra được giá thành cho từng sản phẩm. 
      • Trường hợp 1: Đối tượng tập hợp chi phí đối tượng tính giá thành giống nhau. Hoặc Doanh nghiệp làm theo đơn đặt hàng hoặc Doanh nghiệp làm theo hợp đồng; Hoặc Doanh nghiệp làm theo công trình. 

      • Trường hợp 2: Đối tượng tập hợp chi phí đối tượng tính giá thành giống nhau tiếp theo, nhưng Trường hợp 2 này sản xuất 2 sản phẩm khác nhau nhưng những khoản chi phí dùng chung thì sẽ phân bổ cho những đối tượng tính giá thành theo 1 tiêu thức phù hợp. 

      Đối với những khoản chi phí dùng chung như: Chi phí sản xuất chung (TK 627), Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) không tập hợp riêng được cho từng đối tượng tập hợp chi phí thì phân bổ Cái Dùng Chung đó cho những đối tượng tập hợp chi phí riêng. 

      • Trường hợp 3: Đối tượng tập hợp chi phí đối tượng tính giá thành khác nhau. Trường hợp này xảy ra khi Doanh nghiệp sản xuất ra nhiều loại sản phẩm sử dụng cùng 1 loại nguyên vật liệu. 

        • Bước 3: Sử dụng phương pháp trong quy trình tính giá thành 
        • Nếu đối tượng tập hợp chi phí đối tượng tính giá thành giống nhau t qua bước 4 để tiếp tục. 

        •  Nếu đối tượng tập hợp chi phí đối tượng tính giá thành khác nhau t sử dụng một trong các phương pháp tính giá thành (Phương pháp giản đơn; Phương pháp hệ số; Phương pháp tỷ lệ,...) để cách tính giá thành cho phù hợp với từng loại hình Doanh nghiệp. 

          • Bước 4: Xác định sản phẩm hoàn thành trong kỳ sản phẩm dở dang cuối kỳ của kỳ tính giá thành 

          Biết được số lượng sản phẩm hoàn thành; Biết số lượng sản phẩm dở dang cũng như biết mức độ sản phẩm hoàn thành của sản phẩm dở dang. Bộ phận sản xuất sẽ báo cáo vấn đề này. 

          Về sản phẩm dở dang thì kế toán nên đi kiểm thực tế 1 lần đ biết khi vào làm việc tại Doanh nghiệp cụ thể cách kiểm tra của bộ phận sản xuất như thế nào. 

            • Bước 5: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo một trong các phương pháp phù hợp 

            Đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo Phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 

              • Bước 6: Tính trị giá trong quy trình tính giá thành sản phẩm hoàn thành 

              Trị giá trong quy trình tính giá thành sản phẩm hoàn thành = Trị giá TK 154 dở dang đầu kỳ + Trị giá TK 154 phát sinh trong kỳ - Trị giá TK 154 dở dang cuối kỳ - Phế liệu thu hồi - Sản phẩm phụ - Sản phẩm hỏng 

                • Bước 7: Tính giá thành từng loại sản phẩm Lập bảng tính giá thành của từng loại sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ 
                blog image