1. Mục đích
Hỗ trợ người dùng nhập dữ liệu khi có phát sinh nghiệp vụ ghi giảm tài sản cố định.
Mô tả nghiệp vụ
Thanh lý,nhượng bán TSCĐ
Góp vốn vào công ty con, liên doanh, liên kết
Đầu tư dài hạn khác
Trả lại TSCĐ thuê Tài chính
Chuyển từ TSCĐ thành CCDC
Định khoản
Thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Ghi giảm TSCĐ được thanh lý, nhượng bán
Nợ TK 214 Hao mòn TSCĐ (giá trị đã hao mòn)
Nợ TK 811 Chi phí khác (giá trị còn lại) => Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào SXKD
Nợ TK 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại) => Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào hoạt động dự án, sự nghiệp
Nợ TK 353 Quỹ khen thưởng, phú lợi (giá trị còn lại) => Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi
Có TK 211 Nguyên giá
Đồng thời, ghi nhận số thu do thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Nợ TK 111, 112, 131…
Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp (nếu có) Có TK 711, 3533…
Và ghi nhận chi phí chi cho việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Nợ TK 811, 3533
Có TK 111, 112…
Góp vốn vào công ty con, liên doanh, liên kết
Trường hợp giá trị còn lại đối với TSCĐ đem đi góp vốn nhỏ hơn giá trị do các bên đánh giá lại
Nợ TK 221, 222 Đầu tư vào công ty con, liên doanh, liên kết
Nợ TK 214 Hao mòn TSCĐ
Có TK 211, 213, 217
Có TK 711 Thu nhập khác (Phần chênh lệch đánh giá tăng)
Trường hợp giá trị còn lại của tài sản đem đi góp vốn lớn hơn giá trị do các bên đánh giá lại
Nợ TK 221, 222 Đầu tư vào công ty con, Vốn góp liên doanh
Nợ TK 214 Hao mòn TSCĐ
Nợ TK 811 Chi phí khác (Phần chênh lệch đánh giá giảm) Có TK 211, 213, 217
Đầu tư dài hạn khác
Trường hợp giá trị còn lại đối với TSCĐ đem đi đầu tư nhỏ hơn giá trị do các bên đánh giá lại
Nợ TK 228 Đầu tư dài hạn khác
Nợ TK 214 Hao mòn TSCĐ
Có TK 211, 213, 217
Có TK 711 Thu nhập khác (Phần chênh lệch đánh giá tăng)
Trường hợp giá trị còn lại của tài sản đem đi đầu tư lớn hơn giá trị do các bên đánh giá lại
Nợ TK 228 Đầu tư dài hạn khác
Nợ TK 214 Hao mòn TSCĐ
Nợ TK 811 Chi phí khác (Phần chênh lệch đánh giá giảm)
Có TK 211, 213, 217
Trả lại TSCĐ thuê Tài chính
- Khi trả lại TSCĐ thuê tài chính theo quy định của hợp đồng thuê cho bên cho thuê, kế toán ghi giảm giá trị TSCĐ thuê tài chính
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2142)
Có TK 212 - TSCĐ thuê tài chính – Thông tư 200
Có TK 2112 – TSCĐ thuê tài chính – Thông tư 133
Chuyển từ TSCĐ thành CCDC
Nợ TK 623, 627, 641, 642 Nếu giá trị còn lại nhỏ
Nợ TK 242 Chi phí trả trước dài hạn (nếu giá trị còn lại lớn phải phân bổ)
Nợ TK 214 Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
Có TK 211 TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)
2. Các bước thực hiện
- Bước 1: Vào phân hệ Tài sản cố định, nhấn chọn Ghi giảm TSCĐ.
- Người dùng nhập Thông tin chứng từ (1) và Thông tin giao dịch (2). Ở Thông tin chứng từ (1), người dùng chọn chi nhánh, nhập ngày hạch toán, ngày chứng từ. Ở Thông tin giao dịch (2), người dùng chọn lý do ghi giảm. Phần mềm mặc định sẵn 6 lý do, người dùng có thể chọn 1 trong 6 lý do đó.
Màn hình tab Ghi giảm Tài sản cố định
- Bước 2: Tại tab Ghi giảm (3) người dùng nhập thông tin TSCĐ được ghi giảm.
- Ở cột Mã TSCĐ, người dùng chọn mã TSCĐ muốn ghi giảm trong danh sách các mã TSCĐ. Phần mềm sẽ hiển thị các thông tin của mã TSCĐ đó.
- Các thông tin Tên TS, Mã BP sử dụng, Tên BP sử dụng, Nguyên giá, Giá trị tính KH, Hao mòn lũy kế, Giá trị còn lại, TK nguyên giá, TK khấu hao của TSCĐ trước khi điều chỉnh đã được phần mềm lấy dữ liệu và không sửa được.
- TK xử lý GT còn lại được phần mềm mặc định là TK 811, tuy nhiên người dùng có thể sửa theo nhu cầu.
- Bước 3: Tại tab Hạch toán, người dùng nhập thông tin hạch toán của nghiệp vụ ghi giảm TSCĐ
- Phần mềm đã tự động hạch toán, tuy nhiên người dùng có thể sửa hạch toán theo nhu cầu.
Màn hình tab Hạch toán Ghi giảm Tài sản cố định
Lưu ý: Người dùng chỉ được sửa xóa một chứng từ ghi giảm khi chưa có các chứng từ liên quan như Khấu hao, Điều chuyển, Đánh giá lại, Ghi giảm được lập sau nó. Nếu người dùng muốn sửa xóa thì phải xóa các chứng từ liên quan trước rồi mới được xóa chứng từ ghi giảm. Sau khi sửa xóa, người dùng nhấn lưu, phần mềm sẽ cập nhật dữ liệu lên các bảng lưu tương ứng.